Hướng dẫn cách chọn máy khuấy | Tiêu chí và các lưu ý quan trọng

1. Xác định dung dịch khuấy

Máy khuấy là thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm, hóa chất đến dược phẩm. Việc chọn lựa máy khuấy phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết cách chọn máy khuấy, từ các tiêu chí cơ bản đến những yếu tố cần lưu ý.

Cách chọn máy khuấy
Cách chọn máy khuấy

Trước tiên, bạn cần xác định loại chất lỏng mà bạn sẽ khuấy. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kiểu máy và cánh khuấy bạn cần:

  • Loại chất lỏng: Bạn đang khuấy chất lỏng nào? Nước, dầu, dung dịch hóa học hay bột?
  • Tính chất của chất lỏng: Chất lỏng có độ nhớt cao hay thấp? Có chứa hạt rắn hay không?
  • Khối lượng cần khuấy: Bạn cần khuấy bao nhiêu lít mỗi mẻ?
  • Chất lỏng có độ nhớt thấp: Như nước, dầu ăn thường yêu cầu máy khuấy có tốc độ cao.
  • Chất lỏng có độ nhớt cao: Như sơn, keo, hoặc bột, cần máy khuấy có công suất lớn và cánh khuấy thiết kế đặc biệt.

2. Xác định mục đích khuấy

Xác định mục đích khuấy cũng là một bước quan trọng để thiết kế máy khuấy phù hợp cho sản phẩm nhằm đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm cuối cùng.

  • Khuấy trộn: Đối với một số sản phẩm chỉ đơn thuần là khuấy trộn đều các nguyên liệu với nhau tạo nên một hỗn hợp đồng nhất, không có yêu cầu cao về kỹ thuật.
  • khuấy nhũ hóa/ đồng hóa: Dùng để khuấy trộn và nhũ hóa các chất lỏng không hòa tan với nhau tạo nên một hỗn hợp đồng nhất và với tốc độ khuấy cao giúp cắt nhỏ và mịn các nguyên liệu trong hỗn hợp.
Máy nhũ hóa nâng hạ khí nén 100 Lít
Máy nhũ hóa nâng hạ khí nén 100 Lít
  • khuấy trộn kết hợp gia nhiệt/ làm mát: khuấy trộn có kết hợp gia nhiệt sẽ giúp cho nhiệt độ sản phẩm ổn định hơn và hòa tan một số nguyên liệu trong hỗn hợp để quá trình khuấy trộn diễn ra nhanh hơn. Một số loại hóa chất cần kết hợp giữa khuấy trộn và làm mát để dễ dàng cho quy trình đóng gói sau khi sản xuất.
Máy khuấy nhũ hóa kết hợp bồn gia nhiệt
Máy khuấy nhũ hóa kết hợp bồn gia nhiệt
  • Khuấy trộn kết hợp hút chân không: Một số máy khuấy kết hợp bồn hút chân không đảm bảo loại bỏ bọt khí trong quá trình khuấy trộn cũng như tạo môi trường chân không ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại.

3. Xác định thể tích và kích thước thùng khuấy

Thể tích và kích thước bồn chứa phải phù hợp với khung máy cũng như công suất của máy. Á Châu cũng cấp đầy đủ các thẻ tích của bồn chứa từ nhỏ đến lớn tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.

  • Có đa dạng các thể tích thùng khuấy như: Thùng 5- 10 lít cho các loại máy khuấy thí nghiệm, thùng 50 lít – 200 lít là thể tích sử dụng phổ biến nhất cho các xưởng sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Thùng có thể tích từ 500 lít đến vài khối thường sử dụng cho các xưởng sản xuất có quy mô lớn, sản xuất có tính chất công nghiệp.
  • Xác định đường kính bồn chứa? Chiều cao của bồn chứa? Độ dày của inox? Độ cao của chân bồn? Van xả liệu? nắp bồn?…Phù hợp với thể tích khuấy.

4. Xác định motor khuấy

Tính toán tốc độ khuấy

  • Tốc độ khuấy:
    • Tùy thuộc vào thể tích chất lỏng và độ nhớt khác nhau của từng loại chất lỏng để thiết kế motor có công suất và tốc độ khuấy phù hợp. Đối với các loại chất lỏng có độ nhớt dạng đặc sệt thì cần motor có công suất lớn hơn. Công suất motor có thể từ 0.5HP đến 100HP, tốc độ khuấy từ 0 đến 3000 vòng /phút. Nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp để đảm bảo thiết kế motor công suất phù hợp nhất.

Chọn loại motor

  • Motor sử dụng điện 220V hoặc 380V:
    • Lựa chọn tùy thuộc vào ứng dụng và yêu cầu điều khiển. Tuy nhiên đối với thiết bị sản xuất công nghiệp nên sử dụng dòng điện 380V để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.
  • Motor có điều chỉnh tốc độ:
    • Hãy thiết kế thêm biến tần để điều chỉnh tốc độ khuấy phù hợp từ thấp đến cao.

Xem xét các yếu tố khác

  • Chất liệu motor:
    • Đảm bảo motor có khả năng chống ăn mòn nếu làm việc với hóa chất.
  • Bảo trì:
    • Chọn motor dễ bảo trì và sửa chữa.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

  • Nếu bạn không chắc chắn về lựa chọn, hãy tham khảo ý kiến từ nhà cung cấp hoặc chuyên gia trong ngành.
Máy khuấy thí nghiệm
Máy khuấy thí nghiệm

5. Xác định nguồn năng lượng

Các loại máy khuấy hiện nay đều hoàn toàn sử dụng nguồn năng lượng điện để hoạt động, có thể là điện áp 220V hoặc 380V tùy vào nhu cầu sử dụng và công suất motor.

Tuy nhiên có thể sử dụng nhiều cách để nâng hạ trục khuấy giúp cho việc đưa thùng chứa vào dễ dàng hơn.

+ Sử dụng khí nén: Hệ thống nâng hạ bằng ben khí nén, sử dụng bình nén khí để nâng hạ trục khuấy. thường phù hợp cho việc khuấy trộn với thể tích nhỏ từ 20 lít đến 200 lít.

+ Sử dụng motor tời điện: Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể sử dụng hệ thống nâng hạ bằng tời điện để nâng hạ trục khuấy tốt hơn thay vì sử dụng bình nén khí. Phù hợp với nhu cầu khuấy trộn dung tích dưới 200 lít.

+ Sử dụng dầu thủy lực: Sử dụng hệ thống nâng hạ bằng dầu thủy lực đối với các dòng máy khuấy lớn từ 500 lít trở lên.

6. Xác định vật liệu chế tạo

Sau khi xác định loại chất lỏng thì chúng ta có thể lựa chọn vật liệu chế tạo nên máy khuấy. Có các loại vật liệu chế tạo sau đây:

  • Đối với khung máy: Đây là bộ phận ít tiếp xúc với sản phẩm nhất nên có thể làm bằng khung sắt hoặc inox (inox 304/ inox 316). Thường sử dụng khung sắt để tiết kiệm chi phí tuy nhiên đối với một số ngành có tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt như dược phẩm thì yêu cầu toàn bộ sử dụng inox. Ngoài ra, có thể sử dụng nhựa hoặc titan để làm vật liệu chế tạo máy nhưng không phổ biến và chi phí rất cao.
  • Đối với các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: Các bộ phận như cánh khuấy, bồn chứa, trục khuấy nên chọn inox 304 hoặc inox 316, đảm bảo vệ sinh, chống gỉ sét, không bị mài mòn trong quá trình sử dụng, bền bỉ theo thời gian và đảm bảo vật liệu không có phản ứng với chất lỏng, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt.

7. Xác định môi trường làm việc của máy khuấy

  • Vị trí lắp đặt: Nên thiết kế máy phù hợp với không gian và ví trị lắp đặt để thuận tiện hơn khi sử dụng. Kích thước máy cũng cần phải phù hợp với không gian sản xuất để việc sử dụng và vệ sinh máy dễ dàng hơn.
  • Môi trường xung quanh: Môi trường hoạt động của máy cần đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ, không chứa các vật liệu độc hại nhất là trong ngành thực phẩm và dược phẩm gây ảnh hưởng đến chất lương sản phẩm. Máy khuấy thường được làm từ vật liệu inox hoặc sắt có thể sử dụng bền bỉ theo thời gian.
  • Yêu cầu về an toàn: Có thể trang bị thêm các tính năng như motor, tủ điện chống cháy nổ đối với các chất dễ cháy nổ để đảm bảo an toàn cho người vận hành. Môi trường làm việc cũng cần phải đảm bảo an toàn trong phòng cháy chữa cháy.
  • Không gian làm việc: Không gian sử dụng máy cần rộng rãi, thoáng đãng để dễ dàng điều chỉnh và theo dõi quá trình khuấy.

Việc chọn máy khuấy phù hợp là một quá trình cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng cách xác định dung dịch khuấy, mục đích khuấy, thể tích và kích thước thùng chứa, công suất motor, vật liệu chế tạo bạn sẽ có thể chọn được máy khuấy phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy luôn nhớ rằng, đầu tư vào một máy khuấy chất lượng sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho quy trình sản xuất của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call:0909.792.905
zaloChat Zalo
zaloFacebook